This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Khối ngoại bất ngờ trở thành điểm sáng khi trở lại mua ròng mạnh sau 6 tuần liên tiếp trước đó bán ròng.

 

Tuần 25-29/9 ghi nhận áp lực điều chỉnh mạnh của chỉ số VN-Index, có thời điểm chỉ số chung lùi về dưới khu vực 1.140 điểm. Lực cầu trở lại giúp thị trường lấy lại sắc xanh trong phiên cuối tuần dù thanh khoản sụt giảm mạnh. Kết tuần, VN-Index giảm 38,9 điểm, tương đương với 3,26% so với tuần trước xuống mức 1.154,15 điểm.

Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, khối ngoại bất ngờ trở thành điểm sáng khi trở lại mua ròng mạnh sau 6 tuần liên tiếp trước đó bán ròng. Tuy nhiên lực mua không duy trì lâu khi nhà đầu tư ngoại đã quay lại bán ròng trong hai phiên cuối tuần. Luỹ kế 5 phiên khối ngoại mua ròng 1.077 tỷ đồng.

Khối ngoại trở lại mua ròng nghìn tỷ trong tuần VN-Index giảm sâu, tâm điểm HPG - Ảnh 1.

Xét riêng trên từng sàn, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng luỹ kế 623 tỷ đồng sau 5 phiên trên HoSE, mua ròng 291 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 160 tỷ đồng trên sàn UPCoM.

Thống kê trên từng mã, cổ phiếu #HPG và #HUT được khối ngoại mua ròng lần lượt 199 và 196 tỷ đồng. Khối ngoại cũng mua ròng mạnh tại cổ phiếu #GEX và #BSR, giá trị hơn 180 tỷ và 150 tỷ đồng, bên cạnh đó VCG cũng được mua ròng 135 tỷ đồng sau năm phiên. Lực mua ròng trong tuần qua còn ghi nhận tại SSI, PDR, VCB, GAS,...

Chiều ngược lại, #VCI tiếp tục bị khối ngoại bán ra mạnh nhất trong tuần qua với hơn 184 tỷ đồng, STB và CTG cũng bị bán ròng vói giá trị lần lượt là 183 tỷ đồng và 145 tỷ đồng. Ngoài ra, hai mã VND và PVT cũng bị nhà đầu tư ngoại bán ròng trăm tỷ, giá trị lần lượt 115 tỷ và 71 tỷ đồng trong tuần qua. Danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần qua còn có LPB (-56 tỷ), GVR (-56 tỷ), PLX (-51 tỷ)...

Khối ngoại trở lại mua ròng nghìn tỷ trong tuần VN-Index giảm sâu, tâm điểm HPG - Ảnh 2.

Phương Linh


Tin Việt




Keppel Land Việt Nam: Các khoản phải thu chiếm 91% tài sản, vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng



Không chỉ có kết quả kinh doanh kém sắc, chất lượng tài sản của Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam cũng ở tình trạng rất xấu khi hầu hết tài sản nằm ở các khoản phải thu và vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng.∴




Keppel Land Việt Nam – công ty thuộc Tập đoàn Keppel (Singapore) là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam.

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây (2021 – 2022), kết quả kinh doanh của công ty này khá tệ khi liên tục lỗ trước thuế với mức lỗ lần lượt là 82 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.



Không chỉ đi xuống về kinh doanh, chất lượng tài sản của Keppel Land Việt Nam cũng trở xấu rất nhanh kể từ năm 2020. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia tăng liên tục, nhanh chóng của các khoản phải thu, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản.

Cụ thể, nếu như năm 2018, các khoản phải thu mới chỉ là 95 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản thì sang năm 2019, con số tuyệt đối đã tăng lên 133 tỷ đồng (tương đương tăng 40%) và chiếm tới 70% tổng tài sản.

Năm 2020, giá trị các khoản phải thu tiếp tục tăng thêm 77%, lên 236 tỷ đồng, chiếm 79% tổng tài sản. Năm 2021, mức tăng là 46% và chiếm tới 92% tổng tài sản.

Đà tăng tiếp diễn ở năm 2022, với mức tăng 33%, đạt 462 tỷ đồng và chiếm 91,3% tổng tài sản.

Cùng với sự gia tăng của các khoản phải thu là sự suy giảm rất mạnh về quy mô vốn bằng tiền của Keppel Land Việt Nam. Từ năm 2018 đến 2021, tiền và tương đương tiền của công ty đã giảm một mạch từ 179 tỷ đồng xuống chỉ còn chưa đầy 11 tỷ đồng, tương đương giảm 94%. Năm 2022, lượng tiền và tương đương tiền có sự phục hồi, tăng 2,5 lần, nhưng giá trị tuyệt đối cũng chỉ là 27 tỷ đồng.

Song, điều đáng nói hơn cả là tài sản của Keppel Land Việt Nam đều được tài trợ từ nợ phải trả, bởi suốt từ năm 2018 đến năm 2022, Keppel Land Việt Nam luôn trong tình trạng âm vốn chủ sở hữu.

Cụ thể, năm 2018, tài sản của công ty là 279 tỷ đồng, song nợ phải trả lên tới 450 tỷ đồng, đồng nghĩa vốn chủ âm 171 tỷ đồng. Mức âm vốn chủ trong năm 2019 là 145 tỷ đồng, năm 2020 là 31 tỷ đồng, năm 2021 là 114 tỷ đồng và 2022 là 145 tỷ đồng.




Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn, lần lượt các năm từ 2018 đến 2022 là: 75%, 54%, 53%, 51%, 53% với giá trị tuyệt đối dao động từ 170 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng.

Tính đến năm 2022, lỗ lũy kế của Keppel Land Việt Nam đã lên tới 164 tỷ đồng, cho thấy tình trạng rất căng thẳng của doanh nghiệp này.

Keppel Land Việt Nam: Các khoản phải thu chiếm 91% tài sản, vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng  By Viet CRM