Việt Nam hiện đang triển khai nhiều dự án đầu tư công quan trọng,
đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng giao thông. Dưới đây là một số dự án nổi
bật:
1. Cao tốc Bắc - Nam phía Đông
Mô tả: Dự án này bao gồm 11 đoạn, với tổng chiều dài khoảng 2.109 km, kết nối từ Bắc vào Nam.
Tiến độ: Đã hoàn thành 9/11 dự án thành phần trong giai đoạn 2017-2020 và đang tiếp tục triển khai các đoạn còn lại.
2. Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Mô tả: Đây là một
trong những cảng hàng không lớn nhất tại Việt Nam, dự kiến sẽ đáp ứng
nhu cầu vận chuyển hàng không tăng cao trong tương lai.
Tiến độ: Các gói thầu như nhà ga hành khách và các công trình phục vụ quản lý bay đang được thi công tích cực.
3. Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Mô tả: Dự án đường sắt này sẽ kết nối các thành phố lớn từ Hà Nội đến TP.HCM, giúp giảm thời gian di chuyển.
Tiến độ: Đang trong quá trình lập kế hoạch và chuẩn bị đầu tư.
4. Đường sắt đô thị Hà Nội và TP.HCM
Dự án cụ thể:
Nhổn - Ga Hà Nội
Bến Thành - Suối Tiên
Tiến độ: Cả hai dự án đang được rà soát và tháo gỡ vướng mắc để phấn đấu đưa vào vận hành trong năm 2024.
5. Các dự án đường bộ cao tốc khác
Các tuyến đường như Tuyên Quang - Hà Giang, Cao Lãnh - An Hữu, Bến Lức - Long Thành đang được triển khai theo đúng tiến độ.
6. Đường vành đai vùng Thủ đô Hà Nội và TP.HCM
Mô tả: Các tuyến đường vành đai này sẽ giúp giảm tải giao thông cho các khu vực trung tâm.
Tiến độ: Đang được triển khai đồng bộ với các dự án giao thông khác.
Tổng quan về vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư công cho năm 2024 dự kiến lên tới 657.000 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào hạ tầng giao thông
. Chính phủ đã xác định đây là một trong những ưu tiên hàng đầu để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Những dự án này không chỉ góp phần cải thiện hạ tầng giao thông mà
còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế tại các
địa phương trên cả nước.
( VnBloggers ) UBND TP Cần Thơ ký kết, trao hơn 40 chủ trương đầu tư, ghi nhớ; trong
đó, 20 dự án được công bố có tổng vốn hơn 110.000 tỷ đồng, giai đoạn
2023-2025.
Việc ký kết diễn ra tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vào TP Cần Thơ ngày 10/12, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. Tham
dự hội nghị có lãnh đạo nhiều bộ ngành Trung ương, các tỉnh thành Đồng
bằng sông Cửu Long cùng 700 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Có 56 dự án được Cần Thơ kêu gọi đầu tư giai đoạn 2023-2025 và định
hướng đến năm 2030, trên các lĩnh vực hạ tầng công nghiệp, nông nghiệp
công nghệ cao; thương mại - dịch vụ - du lịch; phát triển đô thị; giao
thông vận tải; xử lý nước thải; y tế; giáo dục; văn hóa...
UBND TP Cần Thơ đã ký kết, trao hơn 40 quyết định chủ trương đầu tư,
biên bản ghi nhớ. Trong đó, 20 dự án được công bố với tổng vốn đầu tư
hơn 110.000 tỷ đồng. Số còn lại trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư.
Trong số này, có các dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp ở huyện Cờ
Đỏ, Vĩnh Thạnh, Ô Môn, Cái Răng... với tổng diện tích khoảng 3.000 ha,
tổng vốn đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng; khu phức hợp thể thao, vui chơi,
giải trí... 1,4 tỷ USD; nhà máy điện sinh khối 6.000 tỷ đồng; dự án xử
lý nước thải 3.050 tỷ đồng; nhà máy xử lý rác 3.250 tỷ đồng...
Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh nhiều địa phương ở Đồng bằng sông
Cửu Long còn nhiều khó khăn, Cần Thơ có vị trí chiến lược, là trung tầm
đầu mối của vùng, cần chủ động, vận dụng nguồn lực con người, đổi mới
sáng tạo, khoa học công nghệ làm động lực phát triển.
"Đồng thời, địa phương chú trọng phát huy lợi thế hệ thống giao thông
kết nối tạo ra không gian phát triển mới, khu công nghiệp, dịch vụ,
thương mại, du lịch làm gia tăng giá trị của tài nguyên đất, nước" người
đứng đầu Chính phủ nói, yêu cầu Cần Thơ đẩy mạnh hơn cải cách hành
chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, thuận lợi, kêu gọi
nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước...
Thủ tướng cũng đề nghị thủ phủ miền Tây mạnh dạn vay quỹ đầu tư để có
thêm nguồn lực; đề xuất, xây dựng cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi,
đặc thù để phục vụ phát triển. Đồng thời, địa phương phải tập trung giải
phóng tốt mặt bằng, chăm lo tốt cho đời sống người dân trong vùng ảnh
hưởng các dự án...
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các nhà đầu tư đã cam kết thì phải
thực hiện nghiêm túc, tạo ra sản phẩm của cải vật chất, góp phần phát
triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường cho biết thành phố cam kết
đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất biến ý tưởng khả thi của các nhà
đầu tư và các mục tiêu trong quy hoạch thành phố sớm thành hiện thực.
Quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được
Thủ tướng phê duyệt hôm 2/12. Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch TP Cần
Thơ bao gồm toàn bộ tổng diện tích tự nhiên của thành phố với hơn 1.440
km2, gồm chín đơn vị hành chính cấp huyện (5 quận, 4 huyện).
Cần Thơ đặt mục tiêu đến năm 2030 là cực tăng trưởng của Đồng bằng
sông Cửu Long. Thành phố sẽ là trung tâm đô thị, dịch vụ thương mại, du
lịch, logistics, công nghiệp chế biến, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, khoa học công nghệ, văn hóa,
thể thao của vùng...
Thành phố phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân từ 7,5-8%;
thu nhập bình quân đầu người đạt trên 220 triệu đồng... Dân số tăng bình
quân khoảng 0,67%/năm; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi. Tỷ lệ lao động
nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%...
Giá hiện tại (tại ngày 06/12/2023): 88.700 Đồng/cp
Luận điểm đầu tư: Khi các hợp đồng xây dựng lớn được ký kết trong năm
2022 bắt đầu ghi nhận doanh thu, chúng tôi cho rằng mảng xây dựng sẽ là
động lực tăng trưởng chính svck trong năm 2023 (theo chúng tôi ước tính
mức tăng trưởng doanh thu mảng này là 45% svck và đóng góp 31%). Chúng
tôi kỳ vọng mức tăng trưởng NPATMI thấp hơn svck cho năm 2024 (tăng
13,4% svck so với +17,2% svck trong năm 2023) do động lực tăng trưởng
svck có thể sẽ đến từ mảng vận hành khai thác, giải pháp tích hợp và hạ
tầng cho thuê. Mức tăng trưởng mảng xây dựng sẽ trở về mức bình thường.
Hướng đến một cuộc đấu giá quyền sử dụng băng tần 2.500-2.600 MHz trong
tháng 12/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu triển khai 5G
trong năm 2024. Chúng tôi cho rằng việc tăng cường vùng phủ sóng 3G/4G
sau khi tiếp tục ngắt sóng 2G và triển khai 5G sẽ cần nhiều trạm phát
sóng (BTS) hơn, điều này sẽ mang lại lợi ích cho mảng hạ tầng cho thuê
của CTR trong năm 2024. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ
phiếu của CTR với giá mục tiêu 12 tháng theo pp DCF là 102.400 đồng
(tương đương tiềm năng tăng giá là 15,4%).
Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị:
Theo Quy hoạch điện VIII đã
được phê duyệt, Chính phủ có kế hoạch phát triển khoảng 2.600 MW công
suất điện mặt trời áp mái tự sản tự tiêu vào năm 2030 (đối với hộ gia
đình và người tiêu dùng doanh nghiệp). Theo đó, hiện Bộ Công Thương đang
xây dựng cơ chế hỗ trợ nguồn điện này. Nếu cơ chế này được thông qua,
mảng giải pháp tích hợp (giải pháp năng lượng mặt trời) của CTR sẽ được
hưởng lợi (mảng này đóng góp 9%-12% lợi nhuận gộp của CTR).
Rủi ro giảm đối với khuyến nghị:
Việc trì hoãn thương mại hóa 5G
và/hoặc ngắt sóng 2G hoàn toàn (Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục
tiêu vào tháng 9/2024) có thể ảnh hưởng kém tích cực đến việc xây dựng
trạm BTS, triển vọng tăng trưởng của các mảng xây dựng viễn thông và vận
hành khai thác cũng như khả năng cải thiện biên lợi nhuận. Chúng tôi
lưu ý rằng mảng hạ tầng cho thuê của CTR (bao gồm cả BTS) có biên lợi
nhuận cao nhất (biên lợi nhuận gộp trung bình là 32% trong giai đoạn
9T2023). Bất kỳ khoản chậm thanh toán nào từ khách hàng cũng có thể gây
ra rủi ro, đặc biệt là mảng xây dựng B2B. Hơn nữa, chúng tôi lo ngại về
giá trị hợp đồng của mảng xây dựng và giải pháp tích hợp được ký thấp
hơn dự kiến.
IIP
tháng 11 (+5,8% so với cùng kỳ) ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất trong
vòng 12 tháng qua nhờ mức nền thấp và việc đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị
cho kỳ nghỉ lễ sắp tới. Điểm tích cực là chỉ số sử dụng lao động có sự
cải thiện hiện chỉ giảm 0,2% so với cùng kỳ với sự phục hồi từ nhóm sản
xuất hàng tiêu dùng (thực phẩm, nội thất). Tính chung 11 tháng, IIP
ngành chế biến chế tạo tăng trưởng dương (+1,1% so với cùng kỳ). Trong
các ngành cấp 2, nhóm tăng trưởng cao chủ yếu hưởng lợi từ mức nền thấp
vào năm ngoái như cao su (11,8%), hóa chất (+8,6%), đồ gỗ nội thất
(7,1%), kim loại (+4,1%). Nhóm điện tử (-1,3%) hay dệt may (-1,3%) đã
thu hẹp tốc độ giảm so với tháng trước.
Xuất khẩu tháng 11
+6,73%
Xuất
khẩu (+6,7% so với cùng kỳ) trong tháng 11 với sự bứt phá từ nhóm doanh
nghiệp trong nước (+11,2% so với cùng kỳ) trong khi doanh nghiệp FDI
cũng bật tăng (+5,1% so với cùng kỳ). Tăng trưởng nhập khẩu chậm hơn
(+5,1% so với cùng kỳ) và giúp thặng dư cán cân thương mại đạt 1,3 tỷ
USD trong tháng 11 (và 25,8 tỷ USD từ đầu năm đến nay).
Tăng trưởng doanh thu bán lẻ (lũy kế, loại trừ lạm phát)
+7,0%
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ danh nghĩa tháng 11 tăng 10,1% so với cùng kỳ – nhích tăng nhẹ từ mức 8,8% của tháng 10. Tính
chung 11 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9,6% so với
cùng kỳ và 7,0% nếu loại trừ yếu tố giá, trong đó nhóm bán lẻ là động
lực chính cho tăng trưởng (8,6% so với cùng kỳ), và doanh thu lưu trú
(+15,3%)
CPI tổng thể tháng 11
+3,45%
Trong
tháng 11, lạm phát tổng thể tăng 0,25% so với tháng trước và 3,45% so
với cùng kỳ. Lạm phát cơ bản có chiều hướng giảm (+3,2% so với cùng kì)
khi yếu tố nền thấp từ lạm phát dịch vụ được kiềm chế. Nhân tố làm
CPI tháng 11 tăng là giá nhóm y tế (+2,9% so với tháng trước) trong khi
mức tăng từ giá gạo (+3,2%) đã được triệt tiêu bởi mức giảm từ giá thịt
lợn (-1,6%) và giá xăng dầu (-1,4%).
Giải ngân vốn FDI (lũy kế)
+2,9%
Tính
đến cuối tháng 11, giải ngân FDI đạt 20,25 tỷ USD, tăng 2,9% so với
cùng kỳ và là con số thực hiện cao nhất 11 tháng trong vòng 5 năm qua. Vốn
FDI đăng ký mới cũng khi nhận mức tăng trưởng tích cực (+42,4% so với
cùng kỳ), đưa tổng vốn FDI đăng kí cho 11 tháng lên 22,9 tỷ USD – tăng
8,7% so với cùng kỳ. Dự án đăng kí nổi bật trong tháng 11 như dự án mở rộng của Luxshare-ICT ở Bắc Giang (330 triệu USD)
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (lũy kế)
65,1%
Tính
đến hết tháng 11, tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt 65,1% kế hoạch Thủ
tướng (2022: 58,3%) và tăng 36% so với cùng kỳ. Xét theo tháng, đầu tư
công tháng 11 ghi nhận là tháng cao nhất trong vòng 2 năm qua Áp lực
giải ngân trong 2 tháng còn lại của năm tài khóa vẫn còn khá lớn khi
khối lượng cần giải ngân vào khoảng 230 nghìn tỷ đồng
Tăng trưởng tín dụng
+8,4%
Tính
đến cuối tháng 11, tín dụng tăng 8,4% so với cuối năm 2022 (so với mức
7,4% vào cuối tháng 10) và phía NHNN đã cho phép tăng hạn mức tăng
trưởng tín dụng cho một số NHTM thỏa mãn điều kiện. Lãi suất huy
động tiếp tục giảm khoảng 20 điểm cơ bản trong tháng 11 và mặt bằng lãi
suất trung bình 12 tháng niêm yết dành cho KHTC là 4,4%/năm đối với nhóm
NHTMCP NN và 5,3% đối với nhóm NHTMCP. Lãi suất trung bình của
những khoản cho vay mới và khoản vay hiện tại cũng đã điều chỉnh về mức
tương đương 2021 (khoảng 9-10% dành cho lãi suất mua nhà). Lãi suất
trên thị trường 2 giảm mạnh về mức tương đương 2021 trong bối cảnh thanh
khoản dồi dào và NHNN cũng không thực hiện phát hành tín phiếu từ nửa
cuối tháng 11 khi áp lực tỷ giá hạ nhiệt.
Tỷ giá USD/VND từ đầu năm
+2,7%
Đồng
VND tăng giá so với USD nhờ diễn biến hạ nhiệt của USD. Trong tháng 11,
USDVND giảm 1,2% so với tháng trước – đưa mức tăng kể từ đầu năm thu
hẹp về 2,7%. Ngược lại, tỷ giá trên thị trường tự do có chiều hướng trái
ngược khi tăng nhẹ 50 đồng trong tháng, tạo áp lực dòng tiền đầu cơ
giữa 2 thị trường này. Mức biến động của tỷ giá thị trường tự do có thể
liên quan đến biến động giá vàng.
PV Drilling (mã cổ phiếu PVD) dự kiến sẽ đầu tư thêm giàn khoan trị giá 200 triệu USD trong bối cảnh giá thuê giàn khoan tại Đông Nam Á trong nửa đầu năm 2024 dự báo tăng 12% và sẽ neo cao trong thời gian tới.
Giá thuê giàn khoan nửa đầu năm 2024 dự kiến tăng 12%
Theo báo cáo thị trường dầu mỏ toàn cầu tháng 10/2023 của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), giá dầu thô năm 2024 được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao, có thể đạt trên 90 USD/thùng. Điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trên toàn cầu vốn đã rất “nóng” trong giai đoạn gần đây, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khoan dầu khí như Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling, mã cổ phiếu PVD - sàn HoSE).
Tính đến cuối tháng 09/2023, thị trường thế giới có khoảng 438 giàn khoan tự nâng, trong đó khoảng 360 giàn khoan đang có việc làm, đạt hiệu suất trên 82% - mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Dự kiến sẽ có khoảng 20 giàn khoan đóng mới được đưa ra thị trường trong thời gian tới.
Cung - cầu giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian qua. (Nguồn: IHS Markit, VCBS)
Trong khi đó, tại khu vực Đông Nam Á hiện đang có khoảng 37 giàn khoan tự nâng, trong đó có khoảng 33 giàn khoan đang có việc làm. Các tổ chức uy tín đều đánh giá nhu cầu giàn khoan tự nâng trên thế giới cũng như Đông Nam Á dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh từ nay cho đến năm 2025 do thiếu hụt giàn khoan mới sau nhiều năm giá dầu ở mức thấp và các giàn khoan hiện tại đều có việc làm.
Đối với PV Drilling, doanh nghiệp này hiện sở hữu và vận hành 04 giàn khoan tự nâng, 01 giàn khoan đất liền (landrig), và 01 giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm (TAD).
Nhu cầu cao đã thúc đẩy giá thuê giàn khoan trên toàn cầu cũng như tại khu vực Đông Nam Á tiếp tục duy trì xu hướng tăng giá. Hãng nghiên cứu thị trường IHS Markit, giá thuê giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á trong 6 tháng đầu năm nay dự báo đạt trung bình 135.000 USD/ngày, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá thuê giàn khoan tự nâng tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian qua. (Nguồn: IHS Markit, VCBS)
Theo chia sẻ mới đây của đại diện PV Drilling, mảng cho thuê giàn khoan của doanh nghiệp tiếp tục khả quan, các giàn khoan vận hành xuyên suốt đến hết năm 2024, một số giàn khoan đã có công việc đến năm 2025. Trong năm 2024, dự kiến nhu cầu giàn khoan tại thị trường trong nước sẽ đến từ các dự án: 12 giếng khoan từ Đại Hùng JOC, 08 giếng khoan tại mỏ Lạc Đà Vàng (Murphy), các mỏ Cá Tầm & Kình Ngư Trắng (Vietsopetro), mỏ Sư tử trắng thuộc Cửu Long JOC, và Phú Quốc JOC.
PV Drilling dự kiến nhu cầu giàn khoan tự nâng tại thị trường Việt Nam trong năm 2024 sẽ ở mức 9 giàn, tăng thêm 1 - 2 giàn so với mức ước tính của năm nay.
Đáng chú ý, với dự báo nhu cầu giàn khoan tăng cao cho đến năm 2025, đại diện PV Drilling cho biết dự kiến sẽ đầu tư thêm giàn khoan theo hình thức mua một giàn khoan đang có sẵn trên thị trường với chi phí ước tính vào khoảng hơn 200 triệu USD. PV Drilling dự kiến sẽ dùng 30% vốn tự có và vay thêm 70%.
Hiệu suất sử dụng giàn khoan của PV Drilling dự kiến đạt trên 95%
Theo đánh giá mới nhất của hãng chứng khoán Vietcombank Securities (VCBS), giá thuê giàn khoan tự nâng đối với các hợp đồng ký mới của PV Drilling kỳ vọng sẽ đạt mức khoảng 100.000 USD/ngày. Giá thuê giàn khoan theo các hợp đồng đã được PV Drilling ký hết năm 2023 và 2024 đạt trung bình lần lượt 82.000 USD/ngày và trên 95.000 USD/ngày.
Trong năm 2023 và năm 2024, dự kiến hiệu suất sử dụng các giàn khoan của PV Drilling sẽ được duy trì trên 95% nhờ giá dầu thô neo cao. VCBS nhận định, giai đoạn 2023-2025 sẽ là giai đoạn các công ty dầu khí đầu tư mạnh cho lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khoan nhằm đón đầu chu kỳ tăng trưởng nhu cầu năng lượng, mở ra nguồn việc làm dồi dào cho PV Drilling trong những năm tới đây.
Dự báo giá thuê giàn khoan và hiệu suất hoạt động của các giàn khoan tại khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới. (Nguồn: IHS Markit, VCBS)
PV Drilling hiện sở hữu giàn khoan có độ tuổi khai thác trẻ nhất so với các đối thủ trong khu vực. Cụ thể, độ tuổi khai thác trung bình của các giàn khoan PV Drilling hiện chỉ khoảng 11 năm, so với tuổi thọ trung bình các giàn khoan là 35 - 40 năm, giúp công ty này có lợi thế trong việc thực hiện các chiến dịch khoan phức tạp, yêu cầu kỹ thuật cao.
Bên cạnh mảng cho thuê giàn khoan, các chiến dịch khoan sôi động còn tạo cơ hội cho PV Drilling cung cấp dịch vụ kỹ thuật giếng khoan ổn định.
Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu PVD của PV Drilling từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)
Về dự án Lô B-Ô Môn, VCBS nhận định “siêu” dự án này sẽ kịp có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) trong năm 2023; qua đó, mở ra nguồn việc làm đáng kể cho mảng dịch vụ khoan & kỹ thuật giếng của PV Drilling trong những năm tới.
Dự án này bao gồm một giàn xử lý trung tâm (CPP), 46 giàn đầu giếng (WHP), một giàn nhà ở, một tàu chứa condensate (FSO) và 750 giếng khai thác. Với kế hoạch phát triển hơn 700 giếng khai thác, kết quả kinh doanh của PV Drilling được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong thời gian tới.
Đại diện PV Drilling cho biết công ty đang cân nhắc việc triển khai giàn khoan dùng cho dự án Lô B-Ô Môn.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc ngày 10/11, thị giá cổ phiếu PVD đạt 26.800 đồng/cổ phiếu, tăng gần 49% so với thời điểm đầu năm nay.
IIP
tháng 10 có sự cải thiện (+6,2% so với tháng 9 và 4,1% so với cùng kỳ)
trong khi PMI có tháng thứ 2 liên tiếp dưới ngưỡng trung bình. Điểm tích
cực là chỉ số sử dụng lao động hay chỉ số việc làm đều cải thiện so với
tháng trước, trong đó lao động cho nhóm điện tử và thực phẩm đã ghi
nhận tăng trưởng dương do với cùng kì. Tính chung 10 tháng, IIP
ngành chế biến chế tạo đã ghi nhận tăng trưởng dương (+0,5% so với cùng
kỳ). Trong các ngành cấp 2, nhóm tăng trưởng cao chủ yếu hưởng lợi từ
mức nền thấp vào năm ngoái như cao su (9,5%), hóa chất (+5,9%), đồ gỗ
nội thất (3,9%), kim loại (+2,9%). Nhóm điện tử (-1,8%) hay dệt may
(-1,3%) đã thu hẹp tốc độ giảm so với tháng trước.
Xuất
khẩu (+5,7% svck) trong tháng 10 ghi nhận sự bứt phá từ nhóm doanh
nghiệp trong nước (+15,6% svck) trong khi doanh nghiệp FDI (+2,4% svck)
vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (88%).
Tăng trưởng nhập khẩu đạt +6,0%
svck giúp thặng dư cán cân thương mại
đạt 2,73 tỷ USD trong tháng 10 (tương đương 24,59 tỷ USD từ đầu năm đến
nay). Bên cạnh mức nền thấp của năm ngoái, động lực chính cho xuất
khẩu trong tháng 10 đến từ nhóm điện tử, vi tính (+6,7% svck), máy móc
thiết bị (+13,5%) hay từ nhóm thực phẩm như rau quả (+99,8%) và gạo
(+19,4%).
Doanh
thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ danh nghĩa tháng 10 chỉ tăng 7% svck -
thấp hơn mức trung bình trong 10 tháng đầu năm (9,4%). Tăng trưởng đang
giảm dần theo tháng và số liệu về tiêu dùng vẫn thấp hơn so với xu hướng
tăng trưởng thông thường trước Covid-19. Tính chung 10 tháng, loại
trừ yếu tố giá, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ danh nghĩa chỉ
tăng 7,7% - thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2022 là 15,1%.
Trong
tháng 10, lạm phát tổng thể hạ nhiệt đáng kể sau 3 tháng tăng mạnh, và
ghi nhận chỉ tăng 0,08% so với tháng trước và 3,59% so với cùng kỳ. Đóng
góp lớn nhất cho CPI tháng 10 là giá dịch vụ giáo dục (+2,5% so với
tháng trước) đã bị triệt tiêu bởi mức giảm từ nhóm xăng dầu (-4,6%).
Tương tự, trong nhóm lương thực, thực phẩm, giá gạo tăng manh (+1,1%) đã
được hỗ trợ bởi giá thịt lợn giảm (-1,4%). Lạm phát cơ bản có
chiều hướng giảm (+4,4% so với cùng kì) khi yếu tố nền thấp từ lạm phát
dịch vụ có thể được kiềm chế. Tuy nhiên, mức này vẫn cao hơn nhiều so
với mức trung bình 1,8% - 2,0% trước đó.
Tính
đến cuối tháng 10, giải ngân FDI đạt 18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng
kỳ và là con số thực hiện cao nhất 10 tháng trong vòng 5 năm qua. Trong
đó chủ yếu dòng vốn chảy vào lĩnh vực chế biến chế tạo (chiếm 82%).
Vốn FDI đăng ký mới cũng khi nhận mức tăng trưởng tích cực (+10,5% svck). Một
số dự án đăng kí lớn trong tháng 10 như dự án Tổ hợp công nghệ tế bào
quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam (1,5 tỷ USD), dự án Nhà máy
Lite-on Quảng Ninh (690 triệu USD) và sự án sản xuất vật liệu phân hủy
sinh học công nghệ cao Ecovance của Tập đoàn SK (Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn
Quốc) (500 triệu USD)
Tính
đến hết tháng 10, tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt 56,8% kế hoạch Thủ
tướng (2022: 51,3%) và tăng 33% svck. Xét theo tháng, đầu tư công tháng
10 chậm lại sau khi bật tăng mạnh vào tháng 9
Tỷ
giá USDVND tăng 1,1% trong tháng 10 trong bối cảnh đồng USD cũng ghi
nhận tăng 0,5%. Tính từ đầu năm tới nay, USDVND tăng 4,0% - so với mức
3,0% của DXY và mức 4,5% - 6,0% của các đồng tiền khác trong khu vực. NHNN
tiếp tục phát hành tín phiếu nhằm tìm ra điểm cân bằng tối ưu giữa tỷ
giá và lãi suất thị trường 2 và hạn chế tác động lên lãi suất trên thị
trường 1. Trên thực tế, đây là biện pháp tương đối hiệu quả và đã thu
hẹp chênh lệch lãi suất VND-USD. Cung/cầu ngoại tệ không có nhiều
áp lực (FDI giải ngân 10 tháng đạt 18 tỉ USD hay cán cân thương mại 10
tháng thặng dư 24 tỷ USD và biến động trên thị trường tự do cũng cho
thấy nhu cầu tiền USD từ cá nhân trong nước không có sự đột biến.
Tính đến cuối tháng 10, tín dụng tăng 7,4% so với cuối năm 2022 (tăng nhẹ so với mức 6,9% vào cuối tháng 9). Lãi
suất huy động tiếp tục giảm khoảng 30 điểm cơ bản trong tháng 10 và lãi
suất huy động trung bình 12 tháng đối với nhóm KHTC là 4,6% đối với
nhóm NHTMCP NN và 5,5% đối với nhóm NHTMCP.
NHNN cho biết mức lãi
suất trung bình của những khoản cho vay mới giảm khoảng 200 – 220 điểm
cơ bản so với cuối năm 2022 – cao hơn mức mục tiêu giảm khoảng 150 điểm
cơ bản cho năm nay từ phía NHNN. Lãi suất cho những khoản vay hiện tại
có tốc độ giảm chậm hơn do độ trễ với lãi suất huy động. Đáng chú ý, mức
lãi suất trung bình (tính chung khoản vay mới và cũ) của một số
NHTMCPNN giảm mạnh như VCB (5,94% - giảm 175 điểm cơ bản so với cuối năm
2022) hay BIDV (6,46% - giảm 259 điểm cơ bản).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG)
ghi nhận doanh thu thuần đạt 1,816 tỷ đồng và lãi sau thuế 176 tỷ đồng,
cùng thực hiện được 26% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm.
CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta) đánh giá năm 2023 sẽ là một năm đầy
thách thức đối với BCG khi cả 2 mảng hoạt động cốt lõi của Công ty là
Bất động sản (BĐS) và Năng lượng tái tạo vẫn gặp nhiều khó khăn.
Tuy vậy, nhóm phân tích cũng kỳ vọng năm 2024 sẽ xuất hiện nhiều tín
hiệu tích cực hơn khi môi trường lãi suất thấp được duy trì và tạo điều
kiện cho thị trường BĐS phục hồi, qua đó giúp đẩy nhanh tiến độ bán hàng
của các dự án BĐS mà BCG đang triển khai.
Yuanta dự báo doanh thu thuần và lãi sau thuế năm 2023 của BCG lần
lượt 2,961 tỷ đồng và 230 tỷ đồng, giảm tương ứng 35% và 57% so với cùng
kỳ.
Trong đó, ước tính doanh thu của mảng BĐS sẽ giảm nhẹ so với năm 2022
và đạt 1,174 tỷ đồng (giảm 8%), còn doanh thu của của mảng năng lượng
dự kiến tăng 11% lên 1,111 tỷ đồng, nhờ 114 MW còn lại của dự án Phù Mỹ
đi vào hoạt động từ giữa năm 2023. Đồng thời, sản lượng điện của các nhà
máy mà BCG sở hữu năm 2023 ước đạt 664 triệu kWh, tăng 15% so với cùng
kỳ.
Thông tin đáng chú ý, CTCP BCG Land - công ty con của BCG đang hoàn
tất các thủ tục cuối cùng để niêm yết trên sàn UPCoM, dự kiến trong cuối
tháng 9 hoặc đầu tháng 10 tới. Việc niêm yết BCG Land sẽ tạo tâm lý
tích cực đối với cổ phiếu BCG trong ngắn hạn, ngoài ra, điều này còn
giúp cho BCG Land chủ động hơn trong các kế hoạch huy động vốn.
Ngoài ra, BCG Energy cũng đang thực hiện các bước thủ tục để chuẩn bị niêm yết vào đầu năm sau.
Từ những luận điểm nêu trên, Yuanta khuyến nghị nắm giữ cổ
phiếu BCG với mức giá mục tiêu là 12,051 đồng/cp, tương ứng với tiềm
năng tăng giá 7.6%.
Trong trường hợp MSCI nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi, dự kiến có 6 cổ phiếu hưởng lợi khi đạt yêu cầu về vốn hoá, vốn hoá tự do lưu hành và thanh khoản của thị trường mới nổi.
Khả năng Việt Nam sẽ được FTSEnâng hạng lên thị trường mới nổithứ cấp sớm nhất vào kỳ đánh giá tháng 3/2025 và chính thức lọt rổ chỉ số các thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE vào kỳ đánh giá tháng 9/2025.
Khi Việt Nam được FTSE nâng hạng, quy mô dòng vốn thụ động chảy vào thị trường sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong danh mục chỉ số các thị trường mới nổi của FTSE. VPBankS ước tính giá trị dòng vốn thụ động chảy vào thị trường Việt nam sẽ đạt khoảng 297,4 triệu USD.
Đối với MSCI, hiện thị trường Việt Nam vẫn là thị trường cận biên theo các tiêu chí phân loại của MSCI và vẫn chưa nằm trong danh sách được nâng hạng từ cận biên lên mới nổi với nhiều tiêu chí cần cải thiện để đủ điều kiện nâng hạng. Trong khi đó, nút thắt liên quan đến thanh toán bù trừ không có thấu chi và ứng trước tiền sẽ phụ thuộc vào thời gian hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) hoàn thành và triển khai.
Trong trường hợp hệ thống KRX đi vào hoạt động năm 2023, Việt Nam có thể được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI trong kỳ đánh giá thường niên tháng 6/2024 trước khi được thông báo nâng hạng lên thị trường mới nổi kỳ đánh giá tháng 6/2025 và chính thức được vào rổ một năm sau đó tháng 6/2026.
Sóng nâng hạng có thể đưa VN-Index lên 1.535 điểm vào năm 2025
Trong trường hợp MSCI nâng hạng Việt Nam lên thị trường mới nổi, dự kiến có 6 cổ phiếu được hưởng lợi mạnh mẽ như HPG, VNM, VIC, MSN, VHM, VCB khi đạt yêu cầu về vốn hoá, vốn hoá tự do lưu hành và thanh khoản của thị trường mới nổi.
Hiện vẫn còn quá sớm để ước tính khối lượng vốn sẽ chảy vào thị trường Việt Nam khi MSCI nâng hạng thị trường, bởi quy mô dòng vốn chảy vào thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào độ hấp dẫn của Việt Nam so với các thị trường khác, còn quy mô dòng vốn thụ động sẽ phụ thuộc vào tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam trong danh mục chỉ số các thị trường mới nổi của MSCI.
Dựa trên giá trị tài sản một số quỹ ETF, giá trị dòng vốn thụ động tối thiểu chảy vào thị trường Việt Nam đạt khoảng 321 triệu USD. Trong khi đó, tổng giá trị các quỹ đầu tư chủ động và thụ động tham chiếu MSCI Emergin Markets ước đạt 376 tỷ USD tính đến hiện tại (theo Bloomberg).
Do đó, với tỷ trọng trên, Việt Nam có thể thu hút dòng vốn tối đa khoảng gần 1 tỷ USD trong năm 2025 – 2026. Tuy nhiên, ông Trần Hoàng Sơn cho rằng con số 1 tỷ USD chỉ là con số mang tính chất gợi mở, dòng vốn đầu cơ có thể lên đến gấp 3-4 lần. Như vậy, nếu được nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ có khoảng 3-4 tỷ USD chảy vào thị trường Việt Nam.
“Theo thống kê trên các thị trường lớn, trước 2 năm vào Emerging Markets thị trường sẽ tăng rất mạnh. Sau khi trải qua ba con sóng liên quan đến WTO, thoái vốn và Covid-19, chúng ta kỳ vọng con sóng lớn tiếp theo sẽ đến từ nâng hạng thị trường”, Giám đốc Nghiên cứu VPBankS đánh giá.
Thống kê trong 20 năm trở lại đây, mỗi lần thị trường vào pha tăng mới thường đà tăng sẽ rất mạnh. Kỳ vọng dài hạn cho 1-2 năm tới, quy mô thị trường sẽ càng ngày lớn khi thị trường chính thức được nâng hạng.
“Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập, việc nâng hạng sớm hay muộn chắc chắn sẽ xảy ra. Những phiên 2 - 3 USD, thậm chí 5 tỷ USD sẽ xuất hiện giúp VN-Index vượt đỉnh cũ lên 1.535 điểm vào năm 2025", Giám đốc Chiến lược VPBankS chia sẻ.
Tuần 25-29/9 ghi nhận áp lực điều chỉnh mạnh của chỉ số VN-Index, có thời điểm chỉ số chung lùi về dưới khu vực 1.140 điểm. Lực cầu trở lại giúp thị trường lấy lại sắc xanh trong phiên cuối tuần dù thanh khoản sụt giảm mạnh. Kết tuần, VN-Index giảm 38,9 điểm, tương đương với 3,26% so với tuần trước xuống mức 1.154,15 điểm.
Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh, khối ngoại bất ngờ trở thành điểm sáng khi trở lại mua ròng mạnh sau 6 tuần liên tiếp trước đó bán ròng. Tuy nhiên lực mua không duy trì lâu khi nhà đầu tư ngoại đã quay lại bán ròng trong hai phiên cuối tuần. Luỹ kế 5 phiên khối ngoại mua ròng 1.077 tỷ đồng.
Thống kê trên từng mã, cổ phiếu #HPG và #HUT được khối ngoại mua ròng lần lượt 199 và 196 tỷ đồng. Khối ngoại cũng mua ròng mạnh tại cổ phiếu #GEX và #BSR, giá trị hơn 180 tỷ và 150 tỷ đồng, bên cạnh đó VCG cũng được mua ròng 135 tỷ đồng sau năm phiên. Lực mua ròng trong tuần qua còn ghi nhận tại SSI, PDR, VCB, GAS,...
Chiều ngược lại, #VCI tiếp tục bị khối ngoại bán ra mạnh nhất trong tuần qua với hơn 184 tỷ đồng, STB và CTG cũng bị bán ròng vói giá trị lần lượt là 183 tỷ đồng và 145 tỷ đồng. Ngoài ra, hai mã VND và PVT cũng bị nhà đầu tư ngoại bán ròng trăm tỷ, giá trị lần lượt 115 tỷ và 71 tỷ đồng trong tuần qua. Danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần qua còn có LPB (-56 tỷ), GVR (-56 tỷ), PLX (-51 tỷ)...
Không chỉ có kết quả kinh doanh kém sắc, chất lượng tài sản của Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam cũng ở tình trạng rất xấu khi hầu hết tài sản nằm ở các khoản phải thu và vốn chủ sở hữu âm hàng trăm tỷ đồng.∴
Keppel Land Việt Nam – công ty thuộc Tập đoàn Keppel (Singapore) là một trong những nhà đầu tư bất động sản nước ngoài lớn mạnh nhất trên thị trường bất động sản Việt Nam.
Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây (2021 – 2022), kết quả kinh doanh của công ty này khá tệ khi liên tục lỗ trước thuế với mức lỗ lần lượt là 82 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.
Không chỉ đi xuống về kinh doanh, chất lượng tài sản của Keppel Land Việt Nam cũng trở xấu rất nhanh kể từ năm 2020. Biểu hiện rõ nét nhất là sự gia tăng liên tục, nhanh chóng của các khoản phải thu, cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong cơ cấu tổng tài sản.
Cụ thể, nếu như năm 2018, các khoản phải thu mới chỉ là 95 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản thì sang năm 2019, con số tuyệt đối đã tăng lên 133 tỷ đồng (tương đương tăng 40%) và chiếm tới 70% tổng tài sản.
Năm 2020, giá trị các khoản phải thu tiếp tục tăng thêm 77%, lên 236 tỷ đồng, chiếm 79% tổng tài sản. Năm 2021, mức tăng là 46% và chiếm tới 92% tổng tài sản.
Đà tăng tiếp diễn ở năm 2022, với mức tăng 33%, đạt 462 tỷ đồng và chiếm 91,3% tổng tài sản.
Cùng với sự gia tăng của các khoản phải thu là sự suy giảm rất mạnh về quy mô vốn bằng tiền của Keppel Land Việt Nam. Từ năm 2018 đến 2021, tiền và tương đương tiền của công ty đã giảm một mạch từ 179 tỷ đồng xuống chỉ còn chưa đầy 11 tỷ đồng, tương đương giảm 94%. Năm 2022, lượng tiền và tương đương tiền có sự phục hồi, tăng 2,5 lần, nhưng giá trị tuyệt đối cũng chỉ là 27 tỷ đồng.
Song, điều đáng nói hơn cả là tài sản của Keppel Land Việt Nam đều được tài trợ từ nợ phải trả, bởi suốt từ năm 2018 đến năm 2022, Keppel Land Việt Nam luôn trong tình trạng âm vốn chủ sở hữu.
Cụ thể, năm 2018, tài sản của công ty là 279 tỷ đồng, song nợ phải trả lên tới 450 tỷ đồng, đồng nghĩa vốn chủ âm 171 tỷ đồng. Mức âm vốn chủ trong năm 2019 là 145 tỷ đồng, năm 2020 là 31 tỷ đồng, năm 2021 là 114 tỷ đồng và 2022 là 145 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ phải trả, nợ vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn, lần lượt các năm từ 2018 đến 2022 là: 75%, 54%, 53%, 51%, 53% với giá trị tuyệt đối dao động từ 170 tỷ đồng đến 350 tỷ đồng.
Marcel Massini đang làm một nghề khá kỳ lạ, chính là giúp giới siêu giàu mua sắm những chiếc xe hơi đắt tiền, đặc biệt là dòng xe cổ điển. Ông đi khắp thế giới chỉ để kiểm chứng xem đây có phải là những chiếc xe thật không.
Một ngày làm việc điển hình của Marcel Massini là nâng mui xe và đá (rất nhẹ nhàng) vào bánh xe của những chiếc xe hơi đắt nhất, bản giới hạn. Và nếu cảm thấy chiếc xe này xứng đáng với giá tiền khổng lồ, Marcel Massini có thể tư vấn cho khách hàng xuống tiền để mua. Marcel Massini cũng từng có phát ngôn về câu chuyện hỗ trợ giới siêu giàu mua xe rằng: "Nếu bạn quá eo hẹp với tiền bạc, đó không phải là niềm vui thực sự".
Marcel Massini
Giới siêu giàu chi cho Marcel Massini hàng triệu đô la để giúp họ mua sắm xe hơi đắt tiền. Bởi ông là một trong những chuyên gia hàng đầu về siêu xe cổ và có thể phát hiện ra một món hời thực sự. Chẳng hạn những chiếc xe cổ đắt tiền nhưng ít người cho rằng đó là thật hoặc phát hiện ra xe giả. Marcel Massini chia sẻ rằng việc mang về nhà một chiếc xe cổ điển với giá chỉ hơn 1 triệu USD là “gần như ăn cắp”.
Từng có câu chuyện rằng, khi một chiếc siêu xe cổ điển đời 1962 được rao bán trên trang thương mại tử với giá hơn 50 triệu đô, chuyên gia sưu tập siêu xe hàng đầu thế giới Marcel Massini cho biết đó chỉ là bản sao. Ông có ảnh và lịch sử chi tiết của 39 chiếc trong 250 chiếc siêu xe dòng GTO mà hãng xe đắt tiền sản xuất, và biết tất cả chúng đang đậu ở đâu. Marcel Massini nhấn mạnh đây không phải là một trong những chiếc xe đó.
“Đó là một bản sao. Tôi có thể nói với bạn điều đó với sự chắc chắn 100%. Tôi biết tất cả những chiếc xe này ngày nay ở đâu. Và đây không phải là một trong những GTO nguyên bản”, Marcel Massini chia sẻ.
Có thể thấy, nhờ khả năng như “một nhà sử học” về siêu xe mà ông có thể hỗ trợ những người giàu có sưu tập một cách chính xác cũng như tránh mua phải hàng giả. Với tài năng của mình, hàng triệu đô la là con số ông được trả để được “nhờ cậy” tìm hiểu về những chiếc xe cổ yêu thích của giới siêu giàu.
Yêu cầu của nghề giúp giới siêu giàu mua xe hơi cổ điển, đầu tiên phải có kiến thức về lĩnh vực này, các hãng xe cũng như số lượng xe giới hạn bán ra. Bên cạnh đó bạn cũng cần phải có mối quan hệ với những người yêu xe để có thể biết thông tin những chiếc xe cổ chuẩn bị được chủ bán ra. Quan trọng hơn hết là thái độ làm việc chuyên nghiệp, tôn trọng khách hàng cũng như vốn kiến thức đầy đủ, bởi nếu không bạn có thể khiến khách hàng mất số tiền lớn vì mua nhầm xe.