Dữ liệu Vĩ mô Việt Nam Tháng 10/2023

 From: Dan Nong



Chỉ tiêu

Số liệu

Bình luận

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10

+4,08%

IIP tháng 10 có sự cải thiện (+6,2% so với tháng 9 và 4,1% so với cùng kỳ) trong khi PMI có tháng thứ 2 liên tiếp dưới ngưỡng trung bình. Điểm tích cực là chỉ số sử dụng lao động hay chỉ số việc làm đều cải thiện so với tháng trước, trong đó lao động cho nhóm điện tử và thực phẩm đã ghi nhận tăng trưởng dương do với cùng kì.
 Tính chung 10 tháng, IIP ngành chế biến chế tạo đã ghi nhận tăng trưởng dương (+0,5% so với cùng kỳ). Trong các ngành cấp 2, nhóm tăng trưởng cao chủ yếu hưởng lợi từ mức nền thấp vào năm ngoái như cao su (9,5%), hóa chất (+5,9%), đồ gỗ nội thất (3,9%), kim loại (+2,9%). Nhóm điện tử (-1,8%) hay dệt may (-1,3%) đã thu hẹp tốc độ giảm so với tháng trước.

Xuất khẩu tháng 10

+5,7%

Xuất khẩu (+5,7% svck) trong tháng 10 ghi nhận sự bứt phá từ nhóm doanh nghiệp trong nước (+15,6% svck) trong khi doanh nghiệp FDI (+2,4% svck) vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (88%). Tăng trưởng nhập khẩu đạt +6,0%

 svck giúp thặng dư cán cân thương mại đạt 2,73 tỷ USD trong tháng 10 (tương đương 24,59 tỷ USD từ đầu năm đến nay).
 Bên cạnh mức nền thấp của năm ngoái, động lực chính cho xuất khẩu trong tháng 10 đến từ nhóm điện tử, vi tính (+6,7% svck), máy móc thiết bị (+13,5%) hay từ nhóm thực phẩm như rau quả (+99,8%) và gạo (+19,4%).

Tăng trưởng doanh thu bán lẻ (lũy kế, loại trừ lạm phát)

+7,7%

Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ danh nghĩa tháng 10 chỉ tăng 7% svck - thấp hơn mức trung bình trong 10 tháng đầu năm (9,4%). Tăng trưởng đang giảm dần theo tháng và số liệu về tiêu dùng vẫn thấp hơn so với xu hướng tăng trưởng thông thường trước Covid-19. 
 Tính chung 10 tháng, loại trừ yếu tố giá, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ danh nghĩa chỉ tăng 7,7%  - thấp hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2022 là 15,1%. 

CPI tổng thể tháng 10

+3,59%

Trong tháng 10, lạm phát tổng thể hạ nhiệt đáng kể sau 3 tháng tăng mạnh, và ghi nhận chỉ tăng 0,08% so với tháng trước và 3,59% so với cùng kỳ. 
 Đóng góp lớn nhất cho CPI tháng 10 là giá dịch vụ giáo dục (+2,5% so với tháng trước) đã bị triệt tiêu bởi mức giảm từ nhóm xăng dầu (-4,6%). Tương tự, trong nhóm lương thực, thực phẩm, giá gạo tăng manh (+1,1%) đã được hỗ trợ bởi giá thịt lợn giảm (-1,4%). 
 Lạm phát cơ bản có chiều hướng giảm (+4,4% so với cùng kì) khi yếu tố nền thấp từ lạm phát dịch vụ có thể được kiềm chế. Tuy nhiên, mức này vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình 1,8% - 2,0% trước đó. 

Giải ngân vốn FDI (lũy kế)

+2,4%

Tính đến cuối tháng 10, giải ngân FDI đạt 18 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ và là con số thực hiện cao nhất 10 tháng trong vòng 5 năm qua. Trong đó chủ yếu dòng vốn chảy vào lĩnh vực chế biến chế tạo (chiếm 82%).


 Vốn FDI đăng ký mới cũng khi nhận mức tăng trưởng tích cực (+10,5% svck). 
 Một số dự án đăng kí lớn trong tháng 10 như dự án Tổ hợp công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar Hải Hà Việt Nam (1,5 tỷ USD), dự án Nhà máy Lite-on Quảng Ninh (690 triệu USD) và sự án sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao Ecovance của Tập đoàn SK (Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc) (500 triệu USD)


Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công (lũy kế)

56,8%

Tính đến hết tháng 10, tỷ lệ giải ngân đầu tư công đạt 56,8% kế hoạch Thủ tướng (2022: 51,3%) và tăng 33% svck. Xét theo tháng, đầu tư công tháng 10 chậm lại sau khi bật tăng mạnh vào tháng 9


Tỷ giá USD/VND từ đầu năm

+4,0%

Tỷ giá USDVND tăng 1,1% trong tháng 10 trong bối cảnh đồng USD cũng ghi nhận tăng 0,5%. Tính từ đầu năm tới nay, USDVND tăng 4,0% - so với mức 3,0% của DXY và mức 4,5% - 6,0% của các đồng tiền khác trong khu vực.
 NHNN tiếp tục phát hành tín phiếu nhằm tìm ra điểm cân bằng tối ưu giữa tỷ giá và lãi suất thị trường 2 và hạn chế tác động lên lãi suất trên thị trường 1. Trên thực tế, đây là biện pháp tương đối hiệu quả và đã thu hẹp chênh lệch lãi suất VND-USD. 
 Cung/cầu ngoại tệ không có nhiều áp lực (FDI giải ngân 10 tháng đạt 18 tỉ USD hay cán cân thương mại 10 tháng thặng dư 24 tỷ USD và biến động trên thị trường tự do cũng cho thấy nhu cầu tiền USD từ cá nhân trong nước không có sự đột biến. 

Lãi suất cho vay lũy kế

-200bps

Tính đến cuối tháng 10, tín dụng tăng 7,4% so với cuối năm 2022 (tăng nhẹ so với mức 6,9% vào cuối tháng 9). 
 Lãi suất huy động tiếp tục giảm khoảng 30 điểm cơ bản trong tháng 10 và lãi suất huy động trung bình 12 tháng đối với nhóm KHTC là 4,6% đối với nhóm NHTMCP NN và 5,5% đối với nhóm NHTMCP. 


 NHNN cho biết mức lãi suất trung bình của những khoản cho vay mới giảm khoảng 200 – 220 điểm cơ bản so với cuối năm 2022 – cao hơn mức mục tiêu giảm khoảng 150 điểm cơ bản cho năm nay từ phía NHNN. Lãi suất cho những khoản vay hiện tại có tốc độ giảm chậm hơn do độ trễ với lãi suất huy động. Đáng chú ý, mức lãi suất trung bình (tính chung khoản vay mới và cũ) của một số NHTMCPNN giảm mạnh như VCB (5,94% - giảm 175 điểm cơ bản so với cuối năm 2022) hay BIDV (6,46% - giảm 259 điểm cơ bản).


--
 

@cudansaigon

0 nhận xét:

Đăng nhận xét